Hồi mới bắt đầu viết content marketing mình thường ngồi hàng giờ để tìm cách hoàn thiện một bài viết, đặc biệt là phần mở đầu. Mình hiểu được sự lóng ngóng của nhiều bạn newbie khi tìm cách “nhào nặn” phần mở đầu sao cho hay, hấp dẫn, kích thích sự tò mò và đọc tiếp của độc giả. Một số cách mở đầu dưới đây có thể giúp bạn khai mở một cách dễ dàng phần đầu bài mà không gây nhàm chán hay đi vào lối mòn.
(1) Cách viết mở đầu bài viết bằng giới thiệu/đặt/phác thảo vấn đề
Công thức áp dụng:
- Câu dẫn nhập: [Mô tả ngắn gọn bối cảnh hoặc sự kiện liên quan]
- Nêu vấn đề: [Giới thiệu vấn đề chính]
- Tầm quan trọng: [Giải thích tại sao vấn đề này quan trọng]
Ví dụ: Content Marketing là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc như hiện nay thì việc sống, làm việc với tiếp thị nội dung là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dường như khi tìm hiểu Content Marketing chúng ta sẽ nhận được rất nhiều kết quả khác nhau. Điều này khiến không ít người thắc mắc, vậy thực chất Content marketing là gì?
XEM CHI TIẾT: Content Marketing là gì và tại sao nó lại quan trọng?
(2) Mở đầu bằng cách kể chuyện hay dẫn dắt câu chuyện
Công thức áp dụng:
- Tình huống hoặc câu chuyện ngắn: [Mô tả về một tình huống hoặc câu chuyện]
- Xây dựng sự căng thẳng hoặc vấn đề: [Mô tả vấn đề hoặc xung đột trong câu chuyện]
- Liên kết với chủ đề chính: [Kết nối câu chuyện với vấn đề chính của bài viết]
Ví dụ: Cách đây hơn 1 năm, trong một group viết lách mình tham gia có một cuộc thảo luận liên quan đến khái niệm Content Writer, Content Creator và CopyWriting. Nội dung xoay quanh chủ đề này nhận được rất nhiều sự tương tác, quan tâm, thậm chí là tranh cãi của các thành viên. Một trong những nhìn nhận mình thấy được là khá nhiều bạn đã, đang và có ý định bước chân vào con đường này vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về các vị trí này. Trên thực tế cũng có khá nhiều bạn trẻ còn khá mơ hồ khi nhắc đến.
XEM CHI TIẾT: Tìm hiểu Content Writer, CopyWriter, Content Creator
(3) Cách viết mở đầu bài bằng cách mô tả một tình huống
Công thức áp dụng:
- Mô tả tình huống cụ thể: [Mô tả ngắn gọn về tình huống một cách chi tiết]
- Nhấn mạnh yếu tố quan trọng của tình huống: [Nêu bật yếu tố hoặc khía cạnh quan trọng của tình huống]
- Liên kết với chủ đề chính: [Kết nối tình huống với vấn đề chính của bài viết]
Ví dụ: Thời gian gần đây trong quá trình làm việc, kết nối cộng đồng mình nhận thấy khá nhiều bạn trẻ có ý định trở thành Content Writer, Copywriter hoặc Content Creator. Một số câu hỏi thường gặp trong cộng đồng Học viết Content Website, PR và Social mình nhận được từ các bạn là:
“Muốn làm Content thì cần những kỹ năng nào?”
“Học content bắt đầu từ đâu?”
“Học viết content có khó không ạ?”
Muốn biết khả năng mình có không, hãy bắt đầu, cứ đi rồi sẽ đến. Muốn biết mình học hỏi những gì, bạn có thể đọc qua những “gạch đầu dòng” dưới đây. Tuy là những chấm nhỏ nhưng mình tin rằng nếu thực sự đầu tư nghiên cứu thì lượng kiến thức bạn cần thu nạp sẽ không hề nhỏ.
XEM CHI TIẾT: Để trở thành một Content Writer, Copywriter hoặc Content Creator
(4) Mở đầu bằng một nhận định, phân tích, đánh giá
Công thức áp dụng:
- Nhận định hoặc tuyên bố chung: [Nhận định hoặc tuyên bố chung về vấn đề]
- Phân tích ngắn gọn: [Phân tích hoặc đánh giá ngắn gọn về tình hình hoặc vấn đề]
- Liên kết với chủ đề chính: [Kết nối nhận định và phân tích với chủ đề chính của bài viết]
Ví dụ: Trong Content Marketing, không chỉ bàn đến khách hàng mục tiêu, chiến lược tiếp thị, chất lượng hay phân phối đo lường mà việc đa dạng hoá nội dung cũng là điều rất quan trọng. Có thể mỗi ngày bạn tiếp xúc với nhiều dạng nội dung khác nhau nhưng vô hình dung không để ý đến. Và dưới đây là các dạng Content Marketing thường gặp đó.
XEM CHI TIẾT: Các dạng Content Marketing
(5) Mở đầu bài viết dẫn chứng hoặc số liệu chính xác, thú vị
Công thức áp dụng:
- Số liệu/ dẫn chứng ấn tượng: [Số liệu/dẫn chứng cụ thể và thú vị]
- Giải thích ngắn gọn: [Giải thích ngắn gọn về ý nghĩa hoặc tác động của số liệu/dẫn chứng đó]
- Liên kết với chủ đề chính: [Kết nối số liệu hoặc dẫn chứng với chủ đề chính của bài viết]
Ví dụ: Theo Hubspot thống kê năm 2021, một bài đăng infographic sẽ tăng tới 12% lượt nhấp chuột so với các bài đăng thông thường. Cũng theo nghiên cứu của trang này, 90% thông tin mà não bộ xử lý là hình ảnh, điều này làm cho infographics trở thành một cách hiệu quả để gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Infographic là một trong những dạng mẫu Content Website được sử dụng phổ biến hiện nay.
XEM CHI TIẾT: Các dạng bài mẫu Content Marketing Website
(6) Mở đầu tóm tắt nội dung bài viết bạn đang có ý định triển khai
Công thức áp dụng:
- Giới thiệu ngắn gọn về chủ đề: [Giới thiệu chủ đề chính của bài viết]
- Tóm tắt các điểm chính: [Nêu ngắn gọn các điểm chính hoặc phần quan trọng]
- Nêu mục tiêu hoặc ý nghĩa: [Đề cập mục tiêu hoặc ý nghĩa của bài viết]
Ví dụ: Để tạo ra những nội dung tốt và hiệu quả hơn, người viết cần đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm người đọc. Bằng cách sử dụng những ngôn ngữ đơn giản, cung cấp thông tin hữu ích, đảm bảo tính chính xác tin cậy, hình ảnh định dạng phù hợp,…bạn có thể đến gần hơn với độc giả của mình.
(7) Viết mở đầu bài kết nối với độc giả (thú thật, cảm ơn, xin lỗi,…)
Công thức áp dụng:
- Thú thật/Cảm ơn/Xin lỗi: [Câu thú thật, cảm ơn, hoặc xin lỗi để tạo kết nối cá nhân với độc giả]
- Giải thích ngắn gọn lý do: [Giải thích lý do hoặc bối cảnh dẫn đến câu thú thật, cảm ơn, hoặc xin lỗi]
- Liên kết với chủ đề chính: [Kết nối với chủ đề chính của bài viết]
Ví dụ: Thú thật, mình chưa bao giờ có ý định trở thành một freelance writer. Mình thường nói rằng, con đường trở thành người viết lách tự do của mình là do duyên nợ mà nên. Ngày đầu thành lập Blog này, chủ đề đầu tiên mình muốn viết ra, đó chính là hành trình trở thành Content Freelancer Fulltime của mình. Nó không nhiều thành tựu, nhưng là những trải nghiệm năm tháng tuổi trẻ mình đi qua, cùng sống mỗi ngày. Mình muốn nhìn lại mọi thứ đã đi qua, để có thể vững chãi hơn ở hiện tại và tương lai.
Hay đây cũng là một sự lời mở đầu có tính kết nối cá nhân:
Ví dụ: Dưới góc độ của một người viết Content Marketing lẫn người đọc, mình nhận thấy việc tạo ra những nội dung thu hút và dễ nhớ là điều thực sự cần thiết. Tại sao lại như thế? Vì với tư cách là người viết, mình thực mong những câu chữ mình viết ra có thể thu hút sự chú ý của độc giả. Còn với tư cách là người đọc, mình muốn thông qua bài viết có thể đúc kết và ghi nhớ được những thông tin người viết muốn truyền tải.
XEM CHI TIẾT:
- Hành trình trở thành Content Freelancer Fulltime
- Bí quyết viết Content Marketing thu hút độc giả của bạn (P.1)
- Bí quyết viết Content Marketing thu hút độc giả của bạn (P.2)
(8) Cách viết lời mở đầu bằng một trích dẫn nguyên văn hoặc dẫn lời
Công thức áp dụng:
- Trích dẫn hoặc dẫn lời: [Trích dẫn nguyên văn hoặc dẫn lời từ nguồn uy tín hoặc nổi tiếng]
- Giải thích ngắn gọn: [Giải thích ngắn gọn về ý nghĩa hoặc liên quan của trích dẫn/dẫn lời]
- Liên kết với chủ đề chính: [Kết nối trích dẫn/dẫn lời với bài viết]
Ví dụ: Randy Frish trong cuốn “Content marketing trong kỷ nguyên trải nghiệm khách hàng” đã chỉ ra tầm quan trọng của việc cá nhân hóa trong tiếp thị nội dung Doanh nghiệp B2B, B2C trong bối cảnh thông tin phức tạp và ai ai cũng có thể là nhà sáng tạo nội dung như hiện nay. Ta có thể thấy, trải nghiệm cá nhân hoá nội dung là điều tuyệt vời để người đọc tin tưởng, hài lòng và đi tiếp trong hành trình tìm hiểu thêm nội dung của bạn. Trong nội dung này, mình không đề cập nhiều đến làm thế nào để cá nhân hóa trải nghiệm nội dung theo quy mô lớn mà chỉ trên một bài viết nhỏ.
XEM CHI TIẾT:
- 7+ lời khuyên cho trải nghiệm người đọc tốt hơn trên bài viết (P.1)
- 7+ lời khuyên cho trải nghiệm người đọc tốt hơn trên bài viết (P.2)
(9) Mở đầu bài viết bằng cách đặt liên tiếp các câu hỏi
Công thức áp dụng:
- Đặt câu hỏi gây chú ý: [Câu hỏi hấp dẫn hoặc liên quan trực tiếp đến chủ đề]
- Đặt thêm các câu hỏi liên quan: [Các câu hỏi tiếp theo để mở rộng và làm rõ vấn đề]
- Kết nối với chủ đề chính: [Kết nối các câu hỏi với chủ đề chính của bài viết]
Ví dụ: Nếu không phải là người trong ngành, có thể bạn sẽ thắc mắc PR là gì, chuyên viên PR là gì, họ làm những công việc gì và làm ở đâu,… từ lần đầu tiếp xúc hoặc nghe thấy. Trong quá trình làm việc liên quan đến Marketing, truyền thông có thể bạn sẽ thực hiện viết bài PR. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, viết bài PR thường được giao cho các chuyên viên content marketing. Để có thể tự tin đảm nhận nhiệm vụ này, bạn cần phải biết biết PR là gì, chuyên viên PR là gì, công việc và môi trường làm việc của họ như thế nào,…
XEM CHI TIẾT: PR, chuyên viên PR, công việc và nơi làm việc?
(10) Lời mở đầu hay bằng sự đồng cảm
Công thức áp dụng:
- Thể hiện sự đồng cảm: [Thể hiện sự đồng cảm với độc giả]
- Tóm tắt tinh thần chính: [Tóm tắt một cách ngắn gọn tinh thần chính của sự đồng cảm]
- Hướng dẫn tiếp theo: [Hướng dẫn cho độc giả biết những gì sẽ được trình bày tiếp theo trong bài viết]
Ví dụ: Hồi mới bắt đầu viết content marketing mình thường ngồi hàng giờ để tìm cách hoàn thiện một bài viết, đặc biệt là phần mở đầu. Mình hiểu được sự lóng ngóng của nhiều bạn newbie khi tìm cách “nhào nặn” phần mở đầu sao cho hay, hấp dẫn, kích thích sự tò mò và đọc tiếp của độc giả. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng cho sự mở đầu của một bài viết nhé.
Nếu bạn có cách viết mở đầu bài viết nào thú vị, cùng chia sẻ với mình nhé! 10 cách viết lời mở đầu bài viết trên đây hi vọng có thể giúp bạn áp dụng khi bí ý tưởng triển khai bài viết.
CÓ THỂ BẠN CẦN NHỚ NHANH:.
Các cách mở đầu bài viết:
Mỗi cách mở đầu đều có mục tiêu riêng để tạo kết nối với độc giả và hấp dẫn họ tiếp tục đọc bài viết. |