PR, chuyên viên PR, công việc và nơi làm việc?

Nếu không phải là người trong ngành, có thể bạn sẽ thắc mắc PR là gì, chuyên viên PR là gì, họ làm những công việc gì và làm ở đâu,… từ lần đầu tiếp xúc hoặc nghe thấy.

Trong quá trình làm việc liên quan đến Marketing, truyền thông có thể bạn sẽ thực hiện viết bài PR. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, viết bài PR thường được giao cho các chuyên viên content marketing. Để có thể tự tin đảm nhận nhiệm vụ này, bạn cần phải biết biết PR là gì, chuyên viên PR là gì, công việc và môi trường làm việc của họ như thế nào,…

Viết bài PR là một phần trong danh sách các công việc cần làm của người làm trong ngành này. Tuy nhiên nếu có ý định làm việc trong lĩnh vực tiếp thị nội dung bạn cần phải hiểu rõ điều này hơn ai hết.

Xuất phát điểm là người học Báo chí – truyền thông, mình đã có cơ hội được học và viết bài PR từ sớm. Khi làm việc tại Agency, mình không đảm nhận viết bài PR nhiều. Tuy nhiên thời điểm làm cán bộ truyền thông tại một Trường Cao đẳng, công việc viết PR đối với mình đã trở nên rất quen thuộc. Song song đó, mình cũng nhận viết bài PR cho nhiều doanh nghiệp SMEs ngoài giờ làm việc hành chính.

Mình nhận thấy rằng, dù bạn là một chuyên viên Content Marketing hay chuyên truyền thông làm việc ở Agency, Client, thậm chí Freelancer Writer Fulltime thì việc nắm rõ những khái niệm cơ bản kể trên là điều cần thiết.

Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

PR là gì?

PR là viết tắt của Public Relations, có nghĩa là quan hệ công chúng. Nó là một lĩnh vực trong marketing truyền thông, tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa các tổ chức, doanh nghiệp với công chúng.

PR chuyen vien PR
PR là hoạt động không thể thiếu tại các Doanh nghiệp hiện nay

Chuyên viên PR là gì?

Chuyên viên PR là người chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng cho một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Họ có nhiệm vụ xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức hoặc cá nhân trong công chúng. Từ đó giúp tạo dựng lòng tin, tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác và cộng đồng cũng như đối phó với các vấn đề tiêu cực hoặc khủng hoảng truyền thông.

PR chuyen vien PR
Chuyên viên PR có nhiệm vụ xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của cá nhân, tổ chức

Một số đầu việc của một chuyên viên PR

  1. Lập kế hoạch chiến lược PR: Điều này bao gồm việc xác định mục tiêu của chiến dịch PR, đối tượng mà muốn tác động đến, và các phương tiện truyền thông sẽ được sử dụng.
  2. Tạo và phân phối nội dung PR: Những nội dung tạo ra có giá trị, hấp dẫn với đối tượng mục tiêu. Chiến lược phân phối thông tin sẽ được thực hiện trên nhiều phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội,…
  3. Tổ chức sự kiện PR: Các hoạt động tổ chức các sự kiện để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc cập nhật tin tức mới nhất về tổ chức hoặc doanh nghiệp cũng là công việc của các chuyên viên PR. Các sự kiện này có thể bao gồm hội thảo, triển lãm, buổi tiệc, hoặc các hoạt động quan trọng khác,..
  4. Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng: Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động PR. Chuyên viên PR sẽ cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết các thắc mắc, yêu cầu từ khách hàng để giúp tăng sự tin cậy, ủng hộ của khách hàng hoặc đối tác đối với Doanh nghiệp. 
  5. Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh: Chuyên viên PR thường phải nghiên cứu và phân tích thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược PR phù hợp. Dựa vào đó, Doanh nghiệp hoặc các tổ chức có thể đưa ra các quyết định chiến lược chính xác và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc PR.
  6. Xây dựng mối quan hệ với truyền thông: Hầu hết chuyên viên PR nào cũng biết điều này. Họ sẽ cố gắng thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà báo, biên tập viên, blogger và nhà xuất bản để đảm bảo rằng thông tin của tổ chức hoặc doanh nghiệp được đăng tải và phân phối trên các phương tiện truyền thông uy tín.
  7. Quản lý khủng hoảng và xử lý thông tin sai lệch: Chuyên viên PR cần phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong việc xử lý thông tin sai lệch hoặc các vấn đề có thể xảy ra. Đây là điều bất cứ chuyên viên PR nào cũng cần được trang bị để giảm thiểu tác động tiêu cực đến tổ chức hoặc doanh nghiệp.
  8. Đo lường và đánh giá hiệu quả PR: Thông qua việc đo lường và đánh giá hiệu quả chiến lược PR. Tổ chức hoặc Doanh nghiệp mới đánh giá sự hài lòng của khách hàng, mối quan tâm của công chúng, sự phát triển của thương hiệu, tăng trưởng doanh số trong hoạt động.

Nơi làm việc cho chuyên viên PR cung cấp nhiều cơ hội và môi trường đa dạng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Ví dụ như các công ty PR lớn, cơ hội làm việc tự do và quản lý bản thân, chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, giới nghệ sĩ,…Theo đó, các công ty PR lớn thường sẽ danh tiếng tốt cùng sự đa dạng của các dự án để chuyên viên PR có cơ hội học hỏi phát triển.

Nhiều người lựa chọn công việc làm việc tự do như một nhà tư vấn PR, tự PR cho chính nghề nghiệp của mình để chủ động kiểm soát, độc lập và phát triển danh tiếng bản thân. Hiện nay bạn cũng sẽ bắt gặp nhiều chuyên viên PR ở các doanh nghiệp muốn xây dựng quảng bá hình ảnh đến với khách hàng. Nhìn chung, nhu cầu PR trong các lĩnh vực khác nhau tạo điều kiện thuận lợi để người làm trong ngành này phát triển sự nghiệp.

Đứng trước những thuận lợi về ngành nghề, một chuyên viên PR cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đó có thể là những khủng hoảng trong việc xử lý khẩn cấp những tình huống bất ngờ. Đó là việc cẩn trọng trong kiểm soát thông tin truyền thông. Thậm chí trong quá trình làm việc, chuyên viên PR phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều từ các bên liên quan. Đo lường hiệu quả chiến dịch PR cũng là một thách thức, vì sự ảnh hưởng của PR thường không rõ ràng như các hoạt động truyền thống khác.

Chuyên viên PR không chỉ viết bài PR, họ còn xây dựng kế hoạch PR. Ảnh: Pexels

Việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác là yếu tố then chốt trong thành công của công việc PR cũng như sự phát triển nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp tạo được lòng tin và sự đồng thuận để hỗ trợ các chiến lược PR hiệu quả, phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo cơ hội kinh doanh, giải quyết vấn đề và tình huống khó khăn, xây dựng danh tiếng,…

Trong những nội dung sau, mình sẽ chia sẻ nhiều hơn về kỹ thuật viết bài PR, bạn có thể đón đọc nếu yêu thích công việc này nhé! Cảm ơn bạn đã đọc đến đây cùng mình về chuyên mục viết cho PR./

CÓ THỂ BẠN CẦN NHỚ NHANH:

  • PR (Public Relations) là lĩnh vực trong marketing và truyền thông, tập trung vào xây dựng duy trì mối quan hệ tốt giữa tổ chức/doanh nghiệp và công chúng. Chuyên viên PR là người thực hiện các hoạt động PR như lập kế hoạch chiến lược; tạo và phân phối nội dung; tổ chức sự kiện; xây dựng mối quan hệ với khách hàng và truyền thông; nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh; quản lý khủng hoảng và đo lường hiệu quả PR,…
  • Nơi làm việc cho chuyên viên PR đa dạng, bao gồm công ty PR lớn, tự làm việc tự do như nhà tư vấn PR; cơ hội làm việc cho chính phủ; tổ chức phi lợi nhuận; doanh nghiệp; giới nghệ sĩ, và các lĩnh vực khác. 
  • Công việc PR có nhiều lợi ích như xây dựng danh tiếng; tạo dựng lòng tin; phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, chuyên viên PR cũng phải đối mặt với khó khăn như xử lý khủng hoảng; kiểm soát thông tin truyền thông, và đo lường hiệu quả PR.
Picture of Thao Nguyen

Thao Nguyen

comments

Comments

related posts

Verified by MonsterInsights