Viết kết bài không chỉ đơn thuần là viết mà còn là nghệ thuật khắc họa những ý tưởng, cảm xúc, nội dung và thúc đẩy hành động của người đọc. Chúng ta thường nghe, đọc và luyện tập khá nhiều về cách viết tiêu đề, lời mở đầu nhưng lại bỏ quên cách kết bài sao cho ấn tượng và lại dấu ấn trong lòng người đọc. Đã không ít lần mình bỏ dở đoạn kết bài viết nào đó vì khi lướt qua đã thấy quá quen thuộc đến mức nhàm chán, sáo rỗng. Nếu bạn cũng cảm thấy như thế thì hãy thử làm mới mình bằng một số cách viết kết bài cùng mình dưới đây xem sao nhé.
1/ Kết bài bằng tóm tắt nội dung chính:
Tóm tắt nội dung chính của toàn bộ bài viết là một trong những cách viết kết bài bản thân mình khá hay áp dụng. Đây là một trong những cách mình thường hay sử dụng để giúp độc giả dễ dàng nắm được nội dung chính bài viết, hiểu thông điệp mình truyền tải. Cách viết này khá đơn giản, bạn chỉ cần tạo một đoạn tóm tắt gọn về những điểm quan trọng nhất bài viết đã trình bày.
Ví dụ: Nếu bạn có cách viết mở đầu bài viết nào thú vị, cùng chia sẻ với mình nhé! 10 cách viết lời mở đầu bài viết trên đây hi vọng có thể giúp bạn áp dụng khi bí ý tưởng triển khai bài viết.
2/ Kết bài bằng cách kết nối với độc giả:
Để có thể kết nối với độc giả một cách gần gũi, chân thành, bạn hãy tạo ra những câu văn gợi cảm giác như đang trò chuyện với người đọc của mình vậy. Bên cạnh việc liệt kê thông tin, bạn hãy thể hiện sự quan tâm đến độc giả với vấn đề mình đang bàn bạc ở trên.
3/ Kết bài bằng cách đặt ra câu hỏi:
Không chỉ ở tiêu đề hay mở đầu bài viết bạn mới có thể áp dụng cách đặt câu hỏi. Việc đặt ra một câu hỏi ở phần kết có thể kích thích suy nghĩ, tò mờ hoặc tư duy, thảo luận của độc giả. Thậm chí khi đặt câu hỏi thông minh, bạn còn có thể khuyến khích độc giả đọc thêm các bài viết khác, tiếp tục theo dõi nội dung của bạn. Lưu ý, câu hỏi này nên liên quan đến nội dung bài viết nhé.
Ví dụ cách kết bài bằng cách đặt câu hỏi: “Viết CTA là cả một nghệ thuật! Bản thân mình cũng đang học tập và nghiên cứu thêm về cách viết CTA sao cho tự nhiên và gần gũi. Bạn có như vậy không? Nếu có, mình sẽ rất vui nếu chúng ta kết nối nhiều hơn tại facebook Nguyễn Phúc Thảo, cộng đồng học viết Content website, PR và Social Media để học hỏi lẫn nhau nhé!”
Xem thêm bài viết tại: Gợi tò mò khéo léo: Kỹ thuật viết CTA hiệu quả
4/ Kết bài bằng cách mở rộng tầm nhìn:
Còn nhớ, cách kết bài bằng mở rộng vấn đề được mình rất yêu thích trong các bài tập làm văn THPT. Sau này khi thực hiện các bài luận ở Đại học, viết báo cũng như bước vào thế giới sáng tạo nội dung xây dựng thương hiệu cho Doanh nghiệp mình cũng thường xuyên áp dụng cách này. Bằng cách đưa ra các ví dụ, ứng dụng liên hệ thực tế, đặt và trả lời câu hỏi,…chúng ta sẽ giúp tâm trí của độc giả mở rộng hơn vấn đề đang được trình bày ở trên.
Một ví dụ về cách viết kết bài dạng này: “Ngày nay không phải đơn vị tổ chức nào cũng chia thành nhiều vị trí vai trò trong 1 phòng Marketing. Nhất là những doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp startup,…với những khó khăn về chi phí đầu tư nhân sự. Do đó, để có thể tự tin sống tốt với ngành nghề này người làm content marketing hay một người cung cấp dịch vụ viết content như mình cần trang bị càng nhiều kỹ năng trên đây càng tốt. Nó sẽ giúp bạn “đa – zi – năng” hơn trong nhiều môi trường làm việc, tăng tỷ lệ trúng tuyển và nâng cao mức thu nhập dù bạn làm việc ở bất cứ nơi đâu, vị trí nào.”
Xem chi tiết bài viết: Người làm content marketing cần kỹ năng gì?
5/ Kết bài bằng lời gợi cảm hứng mạnh mẽ:
Mình khá yêu thích cách viết kết bài này và cũng thường xuyên áp dụng. Nhiều Blogger, người làm sáng tạo nội dung đã áp dụng hiệu quả cách kết bài truyền cảm hứng. Xét dưới góc độ người đọc, mình đã được tăng thêm khá nhiều niềm tin và sức mạnh ở chủ đề liên quan. Cũng chính nhờ đó mà mình dường như được kết nối với tác giả nhiều hơn, nhớ đến bài viết đó nhiều hơn và có cảm tình hơn với những chia sẻ tiếp theo của họ.
6/ Kết bài bằng cách kêu gọi sự hành động:
Khuyến khích độc giả thực hiện một hành động cụ thể là cách viết kết bài thường hay gặp nhất trong thế giới ngôn từ tiếp thị. Dễ nhìn thấy nhất là những lời kêu gọi CTA như đăng ký, chia sẻ, mua hàng, hoặc tham gia vào một sự kiện nào đó. Khi áp dụng cách này, bạn cần đảm bảo rõ ràng về lợi ích mà hành động đó mang lại cho độc giả. Không ít lời kêu gọi hành động đầy mạnh mẽ nhưng cái độc giả nhận lại được thực sự không như họ mong đợi và mình đã từng là một trong số đó. Lúc này, hiệu quả kết bài đôi khi phản tác dụng, không chỉ cho đoạn kết, toàn bộ nội dung bài viết mà còn là cảm tình về sau.
Ví dụ cách viết kết bài bằng lời kêu gọi hành động: “Trên đây là một số dạng tiêu đề bài viết thường gặp hiện nay. Bạn có thể áp dụng cách viết tiêu đề bài viết với sự ứng biến linh hoạt trong cấu trúc và từ ngữ để thu hút sự chú ý của độc giả. Bạn có cách mở đầu bài viết nào tâm đắc nữa có thể chia sẻ cùng mình với nhé!”
Xem bài viết chi tiết: 5 cách viết tiêu đề bài viết và bí kíp “biến tấu” từ ngữ đi kèm
7/ Kết bài bằng trích dẫn hay danh ngôn:
Sử dụng một trích dẫn hay danh ngôn liên quan đến chủ đề bài viết để làm kết bài là thông điệp tuyệt vời bạn muốn lưu lại trong lòng độc giả. Vốn dĩ những trích dẫn, danh ngôn đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với con người chúng ta. Và không có lý nào chúng ta bỏ qua những trích dẫn hay ho mà chúng ta tâm đắc, phù hợp với bài viết để nhiều người được biết đến và khơi gợi cảm hứng hơn đúng không?
Ví dụ về cách viết kết bài dạng trích dẫn: “Như Steve Jobs từng nói, ‘Sự sáng tạo chỉ đơn giản là kết nối những điều xung quanh.’ Và việc viết content cũng là cách để chúng ta kết nối với thế giới xung quanh.”
8/ Kết bài với việc đặt câu hỏi mở
Với dạng kết bài này, bạn hãy thử đọc lại toàn bộ bài viết với những nội dung mình đang truyền tải ở trên. Sau đó hãy đặt một câu hỏi mở để kích thích suy nghĩ của người đọc để khiến họ suy nghĩ, động não thêm về vấn đề vừa bàn luận. Câu hỏi này có thể liên quan đến nội dung đã trình bày hoặc mời gọi sự tham gia của người đọc vào một cuộc thảo luận liên quan.
Ví dụ cho cách kết thúc bài viết bằng câu hỏi đặt ra: “Vậy bạn nghĩ gì về tầm quan trọng của việc viết content? Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu hành trình của mình chưa?”
9/ Chia sẻ cảm nghĩ cá nhân
Đây là cách viết kết bài khá dễ dàng trong việc thực hiện khi bạn có thể ngồi chiêm nghiệm, chia sẻ cảm nhận, quan điểm cá nhân riêng của mình về chủ đề vừa viết. Mình cho rằng, cách kết bài này vừa có thể giúp bài viết trở nên gần gũi, chân thực hơn vừa thể hiện được cá tính con người riêng của bạn.
Ví dụ về kết luận chia sẻ cảm nghĩ bản thân: “Nhìn lại chặng đường học viết, tôi nhận ra rằng mỗi bài viết không chỉ là sự chia sẻ kiến thức, mà còn là hành trình của chính bản thân.”
10/ Kết bài gợi ý về tương lai
Gần như ai cũng nghĩ về tương lai với những điều tươi đẹp. Do vậy, bạn có thể dẫn dắt người đọc đến những suy nghĩ về tương lai hoặc hành động tiếp theo có liên quan đến nội dung bài viết. Đó có thể là những hướng dẫn, cũng có thể là định hướng hoặc cũng có thể là vẽ nên một niềm hi vọng đầy cảm hứng.
Ví dụ về một gợi ý cho tương lai ở đoạn kết: “Trong tương lai gần, việc tiếp tục học hỏi và thử nghiệm các phong cách viết khác nhau sẽ giúp bạn ngày càng hoàn thiện kỹ năng của mình. Và việc gặt hái được thành công, trái ngọt là câu chuyện sớm muộn mà thôi.”
Vậy là với 10 cách viết kết bài trên đây có thể “cứu nguy” giúp bạn trong trường hợp bí ý tưởng viết phần kết. Nếu bạn có cách viết kết bài nào hay ho và thú vị, hãy chia sẻ cùng mình nhé. Vì bản thân mình, cũng đang học hỏi và rèn luyện cách viết kết bài trong hành trình sáng tạo nội dung của mình./
CÓ THỂ BẠN CẦN NHỚ NHANH:.
Một số cách viết kết bài bạn có thể áp dụng:
|