loi khuyen cho trai nghiem nguoi doc

7+ lời khuyên cho trải nghiệm người đọc tốt hơn trên bài viết (P.2)

Randy Frish trong cuốn “Content marketing trong kỷ nguyên trải nghiệm khách hàng” đã chỉ ra tầm quan trọng của việc cá nhân hóa trong tiếp thị nội dung Doanh nghiệp B2B, B2C trong bối cảnh thông tin phức tạp và ai ai cũng có thể là nhà sáng tạo nội dung như hiện nay. Ta có thể thấy, trải nghiệm cá nhân hoá nội dung là điều tuyệt vời để người đọc tin tưởng, hài lòng và đi tiếp trong hành trình tìm hiểu thêm nội dung của bạn. Trong nội dung này, mình không đề cập nhiều đến làm thế nào để cá nhân hóa trải nghiệm nội dung theo quy mô lớn mà chỉ trên một bài viết nhỏ. Sau đây là 7+ lời khuyên cho trải nghiệm người đọc tốt hơn trên bài viết (P.2) bạn có thể tiếp tục tham khảo ở P.1 nhé.

5. Tạo liên kết giữa các ý tưởng, luận điểm: 

Mình phát hiện khá nhiều bài viết không có sự liên kết giữa các ý tưởng lớn với ý tưởng nhỏ, luận điểm 1 với luận điểm 2 cũng như luận điểm, luận cứ, và luận chứng,…Bằng cách tạo ra các liên kết logic giữa các ý tưởng, người đọc sẽ dễ dàng theo dõi và hiểu được cấu trúc của bài viết. Nếu tinh ý, họ cũng sẽ tự giải đáp lý do tại sao các ý tưởng của bạn có sự liên quan với nhau.

Để tạo sự liên kết giữa câu, đoạn văn và toàn bộ bài viết, bạn có thể:

  • Sử dụng các từ nối (từ, cụm từ,…) để kết nối các ý tưởng, luận điểm trong một bài viết. Ví dụ như Do đó, vì vậy, ngoài ra, do vậy, tuy nhiên, nói chung, tóm lại, mặt khác, bên cạnh đó, điều quan trọng là, cuối cùng,…
  • Dùng các từ đồng nghĩa, các từ có cùng tầm quan trọng trong các câu để tạo liên kết. Ví dụ thay vì dùng toàn bộ từ “Nguyễn Phúc Thảo” trong toàn bộ đoạn văn thì bạn có thể thay thế bằng từ khác như cô ấy, cô gái, chị Thảo, chị ấy,…
  • Áp dụng các ví dụ, dẫn chứng chứng minh để làm rõ luận điểm và kết nối các ý tưởng với nhau một cách dễ dàng thông qua việc phân tích.
  • Để ý và sử dụng các câu chuyển tiếp để kết nối các đoạn, ý với nhau như “đối với”, “về phía”, “liên quan đến”, “mặt khác”,…
  • Triển khai các đoạn văn ngắn gọn với từng luận điểm, quan điểm cụ thể để giúp độc giả hiểu rõ hơn về ý chính toàn bộ bài viết.

6. Sử dụng hình ảnh và đồ họa sinh động:

Sử dụng hình ảnh và đồ họa là một cách tuyệt vời để trình bày thông tin của bạn một cách trực quan và sinh động. Đây vốn là cách làm mình rất thích, hiện đã, đang thực hiện trong các dự án làm việc cũng như viết Blog. Giống như chính mình, đã tự đặt vào vị trí của một người đọc bình thường để cảm nhận những điều tích cực mà hình ảnh và đồ họa mang lại.

Liên quan đến vấn đề này, bạn có thể chú ý những điều sau để mang đến trải nghiệm người đọc tốt hơn:

  • Chọn hình ảnh, đồ hoạ phù hợp với lĩnh vực và nội dung.
  • Đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt, phù hợp với kích thước bài viết.
  • Đặt hình ảnh, đồ hoạ vào vị trí dễ nhìn và có liên quan đến nội dung từng đoạn văn.
  • Sử dụng chú thích ảnh, mô tả giải thích nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn nội dung.
  • Tối ưu hoá hình ảnh và đồ hoạ về cùng một kích thước ảnh cho toàn bộ bài.
  • Đảm bảo kích thước ảnh, đồ hoạ không quá lớn để giảm thiểu thời gian tải trang.
  • Chọn định dạng hình ảnh phù hợp để tương thích trên các thiết bị khác nhau.
loi khuyen cho trai nghiem nguoi doc
Tại Blog, mình chủ yếu sử dụng hình ảnh chụp cá nhân

7. Khuyến khích ý kiến phản hồi từ độc giả:

Thông thường trong các bài viết, mình thường khuyến khích người đọc để lại ý kiến, phản hồi hoặc bình luận. Điều này giúp bạn có được phản hồi từ độc giả và cải thiện các bài viết sau này dựa trên những ý kiến đó.

Một số cách mình hay áp dụng là:

  • Thử đặt ra những câu hỏi và lời đề nghị như “Bạn cảm thấy như thế nào về bài viết trên?”, “Mình rất muốn được nghe những chia sẻ, góp ý chân thành từ bạn để những bài viết sau được tốt hơn.”, “Hãy để lại một lời bình luận, sao cũng được, mình rất biết ơn.”,…
  • Đăng bài viết ở một số kênh mạng xã hội khác và khuyến khích độc giả thảo luận, đóng góp ý kiến như Facebook, Twitter, LinkedIn,…
  • Phản hồi nhanh chóng các ý kiến phản hồi của độc giả để họ thấy được sự quan tâm và tạo được trải nghiệm tương tác tích cực với người đọc.
loi khuyen cho trai nghiem nguoi doc
Một số lời kết bài có khuyến khích độc giả thể hiện quan điểm, hành động
  1. 8. Kiểm tra chính tả và ngữ pháp trước khi xuất bản: 

Bản thân là người viết nhưng đôi lúc mình cũng rơi vào trường hợp sai lỗi chính tả. Do đó, trong quy trình viết bài, công đoạn biên tập kiểm tra lỗi chính tả luôn được ưu tiên. Mình cho rằng đây là một trong những điều quan trọng để mang đến trải nghiệm người đọc thật hoàn hảo trên nội dung của bạn.

Đối với vấn đề này, bạn có thể:

  • Sử dụng các công cụ kiểm tra ngữ pháp và chính tả như Grammarly, Ginger, hoặc Hemingway Editor,..
  • Sử dụng tính năng kiểm tra chính tả và ngữ pháp trên trình soạn thảo văn bản như Microsoft Word, Google Docs,…
  • Kiểm tra, biên tập lại bài viết của bạn thật kỹ trước khi xuất bản công khai trên các nền tảng.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người khác cũng là một cách hay bạn có thể áp dụng mà không cần ngại ngần.

9. Làm cho bài viết của bạn dễ chia sẻ:

Nếu bài viết của bạn độc đáo và hữu ích, người đọc có thể muốn chia sẻ với người khác hoặc chính bản thân họ để xem lại khi cần. Trong quá trình làm việc cũng như bài viết chia sẻ trang cá nhân facebook, website, mình nhận thấy có một số bài viết đã được chia sẻ ở chế độ công khai lẫn riêng tư.

Có thể bài viết lúc này của mình đã khiến người đọc cảm nhận hoặc học hỏi được điều gì đó nên họ muốn chia sẻ hoặc lưu lại.

Nếu bạn cũng muốn vậy thì có thể:

  • Cung cấp các công cụ chia sẻ mạng xã hội như facebook, zalo, instagram, twitter,…để người đọc có thể chia sẻ bài viết của bạn một cách dễ dàng.
  • CTA khuyến khích ý kiến phản hồi từ độc giả bằng cách chia sẻ bài viết, để lại bình luận, phản hồi, đóng góp,…
  • Cung cấp các thông tin hữu ích, phù hợp nhóm độc giả để người đọc thấy được đây là một bài viết hữu ích đối với họ và muốn tự nguyện hành động.

Với một số lời khuyên để có trải nghiệm người đọc tốt hơn trên đây. Mình hy vọng có thể giúp ích được cho bạn phần nào trên con đường viết lách. Bạn có thể đọc 7+ lời khuyên cho trải nghiệm người đọc tốt hơn trên bài viết (P.1) nếu chưa lướt tới nhé! Cảm ơn bạn đã đọc đến đây.

Bài viết từ năm 2022

CÓ THỂ BẠN CẦN NHỚ NHANH:.

  • Tạo liên kết giữa các ý tưởng, luận điểm bằng cách: sử dụng các từ nối; dùng từ đồng nghĩa; áp dụng các ví dụ chứng minh; sử dụng câu chuyển tiếp; triển khai đoạn văn ngắn với từng luận điểm;…
  • Sử dụng hình ảnh, đồ hoạ đi kèm với những chú ý: chọn hình ảnh phù hợp với nội dung; đảm bảo hình ảnh chất lượng tốt; đặt hình ảnh vị trí dễ nhìn; sử dụng chú thích để độc giả hiểu hơn nội dung; tối ưu hoá hình ảnh về cùng kích thước; chọn định dạng phù hợp;….
  • Khuyến khích độc giả phản hồi, đưa ý kiến bằng việc: đặt ra những câu hỏi; chia sẻ bài viết trên các kênh social và khuyến khích hành động; phản hồi nhanh chóng các ý kiến của độc giả;…
  • Kiểm tra chính tả, ngữ pháp trước khi xuất bản với: các công cụ kiểm tra chính tả; tự kiểm tra; nhờ sự giúp đỡ người khác;….
  • Làm cho bài viết của bạn dễ chia sẻ bởi: CTA khuyến khích phản hồi từ độc giả; cung cấp thông tin hữu ích có giá trị; cung cấp các công cụ chia sẻ như facebook, zalo,…

 

Picture of Thao Nguyen

Thao Nguyen

comments

Comments

related posts

Verified by MonsterInsights