Có bao giờ khi đang gõ một câu hỏi trên Google, bạn thấy dòng gợi ý hiện lên như thể nó “đọc được suy nghĩ” của mình không? Không phải là ma thuật đâu. Đó là kết quả của hàng triệu dữ liệu truy vấn người dùng, được gom lại thành một thứ gọi là “ý định tìm kiếm”. Hay còn gọi là search intent.
Khi hiểu rõ được ý định tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy được đúng đường đi của mình. Không chỉ viết cho có. Mà là viết trúng, viết đúng, và viết để người đọc thấy mình hiểu họ.
Ý định tìm kiếm là gì?
Hiểu một cách đơn giản, ý định tìm kiếm chính là lý do thực sự đằng sau việc người ta gõ một từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, mà phổ biến nhất ở đây là Google.
Nếu bạn đang viết một lĩnh vực nào đó nhưng không biết cách phân tích từ khoá, thì có thể thử đặt mình vào vị trí của người đọc rồi gõ một cụm từ tìm kiếm lên Google. Đó chính là lúc search intent xuất hiện.
Ví dụ:
– Ai đó tìm “cách học tiếng anh giao tiếp cho người mới”-> có thể họ đang muốn học, mới bắt đầu.
– Người tìm “trung tâm học tiếng anh giao tiếp uy tín tại TPHCM” -> họ đã có nhu cầu muốn học rồi.
– Còn người gõ “tiếng anh giao tiếp là gì” -> chắc chắn đang ở mức nhập môn.
Cùng là từ khóa liên quan đến SEO content, nhưng ý định tìm kiếm mỗi người khác nhau, nên nội dung viết ra cũng cần khác nhau.

Có mấy loại ý định tìm kiếm chính?
Thông thường sẽ có 4 loại search intent phổ biến, gần như chi phối tất cả hành vi tra cứu trên Google. Đó chính là:
Informational – Tìm hiểu thông tin:
Ý định tìm kiếm này thường sẽ thuộc giai đoạn người dùng muốn tìm thông tin để giải đáp cho câu hỏi đang thắc mắc như “là gì, như thế nào,…”
Ví dụ:
– “Tiếng anh Cambridge là gì?”
– “Học tiếng anh Cambridge như thế nào?”
Thông thường bạn sẽ thấy xuất hiện những dạng bài viết Blog, Bài hướng dẫn,…khi thực hiện dạng ý định tìm kiếm này. Hầu hết những bài này đều chú trọng vào việc cung cấp cho người đọc thông tin ban đầu, không có dấu hiệu quảng cáo bán hàng.
Transactional – Có ý định mua hàng:
Đây là ý định tìm kiếm xuất hiện ở thời điểm người đọc đã qua giai đoạn tìm hiểu thông tin và sẵn sàng hành động (mua hàng, đăng ký,…)
Không chỉ nắm được câu trả lời “là gì”, họ còn hiểu được lợi ích từ sản phẩm dịch vụ đó mang lại như thế nào.
Vậy nên lúc này ý định tìm kiếm thường sẽ rơi vào những từ, cụm từ liên quan đến nhu cầu mua sắm, sử dụng. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ nào mà chỉ là đang muốn tìm hiểu thông tin một cách tổng quát.
Ví dụ:
– “Địa chỉ học tiếng anh Cambridge giá rẻ”
– “Khoá học tiếng anh Cambridge”
Đối với ý định tìm kiếm này, bài viết thường sẽ được triển khai dưới dạng landing page, giới thiệu dịch vụ, bài PR,…
Nội dung những bài viết thuộc ý định mua hàng tập trung vào việc giải quyết vấn đề của khách hàng, từ đó giúp tăng niềm tin từ phía người đọc. Tất nhiên vẫn sẽ xuất hiện những phần nội dung giải thích thông tin sơ bộ “là gì” cho độc giả hiểu, nhưng cá nhân mình thấy nó chỉ chiếm một phần nhỏ mà thôi.
Navigational – Tìm một trang web cụ thể:
Sau khi đã qua giai đoạn tìm hiểu thông tin và sẵn sàng hành động, người dùng sẽ có xu hướng tìm kiếm một trang web cụ thể nào đó.
Website đó có thể là đại diện cho một thương hiệu người dùng có thể đã biết hoặc chưa biết ở lĩnh vực họ đang quan tâm.
Ví dụ:
– “Tiếng anh giao tiếp cô Hoa”
– “mshoagiaotiep.com”
– “mshoagiaotiep đăng nhập”
Lúc này khi người dùng thực hiện ý định tìm kiếm với những từ/ cụm từ trên thì trang chủ hoặc bài viết có lượng rank cao sẽ xuất hiện.
Nội dung website có thể không nhiều về số lượng nhưng chắc chắn đảm bảo các yếu tố về chất lượng để có mặt trên Google.
Commercial Investigation – Tìm hiểu để so sánh, cân nhắc:
Hầu hết tâm lý mua hàng của con người là so sánh, khảo sát trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đó có thể là so sánh về giá cả, về chất lượng,…
Ví dụ:
– “Khoá học tiếng anh giao tiếp nào tốt cho người bị mất gốc”
– “Nên học khoá học giao tiếp tiếng anh của Ms Hoa hay Ms Quỳnh?”
Để giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn khi đưa ra sự lựa chọn, người ta thường sẽ áp dụng các bài viết dạng review, phân tích, chia sẻ trải nghiệm thực tế.
Sự khác biệt dễ thấy nhất của các dạng bài sử dụng cho giai đoạn tìm kiếm này là tập trung cung cấp góc nhìn một cách khách quan và trung thực cho người đọc.

Làm sao để xác định đúng ý định tìm kiếm?
Câu hỏi được đặt ra là, làm sao để xác định đúng ý định tìm kiếm của người dùng. Từ đó đảm bảo cho việc viết nội dung đúng – trúng và có tính chiến lược lâu dài mà không phải loay hoay tìm kiếm hôm nay viết chủ đề gì, ngày mai viết nội dung ra sao?
Trong khoá học viết content website online, mình có hẳn một video dài hướng dẫn chi tiết cho các bạn trong việc phân tích keyword để xác định ý định tìm kiếm của người dùng bằng các công cụ hỗ trợ.
Chỉ cần đăng nhập bằng thông tin tài khoản và truy cập vào nội dung này, bạn đã có thể tự mình xác định được search internet một cách dễ dàng và bài bản đối với bất cứ lĩnh vực nào.
Còn đối với những bạn mới bắt đầu viết, chưa có nhiều kinh nghiệm thì sao?
Dưới đây là 2 cách đơn giản bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho dự án của mình:
Cách 1: Gõ từ khóa đó vào Google và quan sát kết quả đầu trang
– Nếu phần lớn là bài blog, chia sẻ -> đây là từ khóa informational (tìm hiểu thông tin)
– Nếu là trang bán hàng, dịch vụ -> nghiêng về transactional (có ý định mua hàng)
– Nếu có so sánh, review -> khả năng cao là commercial investigation (tìm hiểu so sánh cân nhắc)
Cách 2: Xem các gợi ý của Google phần “Mọi người cũng hỏi…”
Tại trang đầu tiên của Google khi thực hiện một ý định tìm kiếm, bạn sẽ thấy ở giữa hoặc chân trang có xuất hiện phần “Mọi người cùng hỏi….”. Đây là mỏ vàng bạn có thể tiếp tục đào để hiểu sâu hơn nhu cầu thực sự đằng sau một từ khóa của người dùng. Bạn có thể sử dụng chính những từ khoá gợi ý đó để viết bài.
Bí kíp dành cho bạn nếu không biết bắt đầu từ keyword nào là hãy đặt mình vào vị trí của người đọc rồi tưởng tượng nếu bạn là họ, bạn sẽ gõ từ/cụm từ nào vào thanh tìm kiếm. Đó chính là những từ đầu tiên bạn có thể bắt đầu cho chủ đề mình đang viết.

Content SEO không chỉ là bài viết dựa theo từ khoá có sẵn, cấu trúc hay các thẻ H. Nó là quá trình mình học cách hiểu người tìm kiếm, rồi trò chuyện với họ bằng ngôn ngữ gần gũi, đúng điều họ đang cần chứ không phải điều mình muốn nói.
Khi bắt đầu viết bài với từ khoá cho sẵn, bạn hãy thử trả lời câu hỏi bằng cách nhìn sâu vào bên trong mình “Người gõ từ khóa này, thực ra họ đang muốn biết điều gì?”
Hiểu được rồi, thì viết dễ hơn nhiều. Mạch lạc và chạm sâu hơn nhiều. Nếu đang học viết content SEO từ gốc rễ, mình gợi ý bắt đầu từ 3 điều:
– Hiểu rõ ý định tìm kiếm của người đọc
– Và… các yếu tố onpage ảnh hưởng đến thứ hạng bài viết
Đây là 3 viên gạch đầu tiên giúp bạn xây một nền tảng content vững vàng không cần suy nghĩ hay thực hành quá phức tạp mà vẫn đảm bảo bài viết lên top đều đặn.
Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc hay gặp khó khăn với việc bắt đầu viết content SEO, bất kể là ở phần nào, hãy nhắn mình nhé. Mình luôn đọc và sẽ trả lời.
Xem thêm: