Gợi tò mò khéo léo: Kỹ thuật viết CTA hiệu quả

Khi đặt tên cho một sản phẩm, chúng ta thường rất cố gắng để tạo ra một cái tên mà người khác sẽ gắn kết với một sự tò mò không thể chối từ. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng cùng một nguyên tắc này cũng áp dụng cho cách viết Call to Action (CTA) trong chiến dịch tiếp thị của mình chưa? Hãy tưởng tượng chỉ bằng một vài từ, bạn có thể gợi mở sự tò mò và thúc đẩy hành động của khách hàng. 

CTA là gì?

Trong tiếp thị truyền thông, CTA là viết tắt của cụm từ “Call to Action”, có nghĩa là “Lời kêu gọi hành động”. CTA thường là một câu hoặc một đoạn văn ngắn mà một nhà tiếp thị, một nhà quảng cáo hoặc một người tạo nội dung sử dụng để khuyến khích người đọc, người nghe, người xem thực hiện một hành động cụ thể nhằm đạt mục tiêu nào đó.Mục tiêu của một CTA thường là khuyến khích người dùng thực hiện các hành động liên quan như:

  • Mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ.
  • Đăng ký nhận bản tin miễn phí/có phí.
  • Tải xuống một tài liệu hoặc ứng dụng.
  • Chia sẻ nội dung hữu ích.
  • Đăng ký tham gia sự kiện hoặc webinar.
  • Liên hệ với doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp.

Nếu như trước đây, CTA thường được đặt ở cuối một bài viết, trong một quảng cáo, trên trang web hoặc trong các nội dung truyền thông khác thì hiện nay CTA được đặt rất linh hoạt. Miễn là nó phù hợp với ngữ cảnh bài viết để tạo ra một sự tương tác hoặc phản ứng mong muốn từ phía người dùng.

Một số kỹ thuật viết CTA bạn có thể tham khảo

1/Tạo cảm giác khẩn cấp, thôi thúc hành động ngay

Tạo cảm giác khẩn cấp là cách làm phổ biến trong viết CTA. Bằng cách sử dụng những từ như “Hạn chót”, “Số lượng có hạn”, “Cơ hội cuối cùng” “Hết chỗ”, “Ngay”, “Bắt đầu” để tạo sự khẩn cấp và thúc đẩy độc giả hành động ngay.

Ví dụ: “Hãy đăng ký trước khi hết chỗ vào ngày 03/3 này!”

           “Bắt đầu hôm nay để trải nghiệm lợi ích mang lại!”

ky thuat viet CTA
CTA tạo cảm giác khẩn cấp, thôi thúc hành động ngay

2/ Cung cấp một lợi ích rõ ràng để độc giả thấy

Bất cứ ai cũng muốn mình đạt được lợi ích nào đó. Và việc viết CTA có cài cắm những từ ngữ chỉ rõ lợi ích độc giả nhận được khi thực hiện hành động đó sẽ mang lại hiệu quả hơn. 

Ví dụ: “Nhận ngay ebook miễn phí để tăng doanh số của bạn!”

3/ Mang đến sự gắn kết chân thành với độc giả

Khi chúng ta kết nối và có sự gắn kết với độc giả, bạn sẽ dễ dàng thúc đẩy họ có hành động gì đó hơn. Để làm được điều này, hãy để ý đến cảm xúc của độc giả muốn gì, cần gì khi đến với bạn nhé. Có thể họ cần những thông tin để tăng thêm kiến thức, có thể họ cần bạn thấu cảm và đồng hành trong chặng đường sắp đến, có thể họ khao khát kiếm được tiền một cách nhanh chóng bằng con đường viết lách chuyên nghiệp,…Thông qua những đánh giá, nghiên cứu, phân tích này, bạn có thể đưa ra CTA phù hợp với cảm xúc của họ.

Ví dụ: “Cùng khám phá 5 cách kiếm tiền từ viết lách như tôi!”

         “Ebook miễn phí 100% giúp bạn viết chuyên nghiệp từng câu từ Ở ĐÂY”

         “Bạn đã sẵn sàng để lên thuyền kiếm tiền từ viết chưa?”

ky thuat viet CTA
CTA mang đến sự gắn kết chân thành với độc giả

4/ Đưa ra một gợi ý, độc giả là người quyết định

Tạo gợi ý cho độc giả cũng là một cách bạn có thể áp dụng cho CTA dưới vai trò người tư vấn, hỗ trợ. Một cách tự nhiên không quá lộ liễu, bạn chỉ là người gợi cho một bước đi. Việc của độc giả có thực hiện điều này không có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến niềm tin của họ đối với bạn. 

Ví dụ: “Thử đăng ký nhận tin tức hàng tuần để học thêm kiến thức mỗi ngày!”

5/ Tạo sự đảm bảo và tin tưởng để độc giả yên lòng

Có thể thấy người đọc thông tin trực tuyến ngày nay có thể không còn cảm giác tin tưởng như ngày xưa. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thông tin hời hợt nhiều, copy xào nấu cùng một nội dung gốc, quá tải thông tin,…

Tâm lý chung của khá nhiều người có kinh nghiệm là khá cân nhắc và dè dặt trước những lời CTA “có cánh”. Để có thể khiến những vị khách khó tính này thực hiện hành động, bạn có thể viết áp dụng cách viết CTA có cài cắm yếu tố tạo cảm giác tin tưởng, đảm bảo để họ cảm thấy được yên lòng hơn.

Một số từ ngữ bạn có thể áp dụng như “đảm bảo”, “bảo mật”,”hài lòng”, “thỏa mãn”, “tự tin”, “hứng thú”, “hào hứng”,…

Ví dụ: “Đăng ký nhận tin miễn phí – yên tâm thông tin được bảo mật 100%!”

6/ Khuyến khích hành động độc giả dựa trên nhiều yếu tố

Bên cạnh sử dụng các từ ngữ như “Bình luận”, “Chia sẻ ý kiến”, “Thảo luận” để khuyến khích độc giả tham gia vào cuộc trò chuyện và gửi phản hồi, bạn có thể sử dụng những yếu tố trực quan hơn. Ví dụ như kết hợp CTA với các biểu tượng, hình ảnh,….để làm nổi bật sự chú ý và kích thích hành động.

Ví dụ: “Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về chủ đề này trong phần bình luận dưới đây nhé!”

           “Click vào biểu tượng mũi tên dưới đây để theo dõi mình thêm”

ky thuat viet CTA
CTA khuyến khích hành động độc giả

Viết CTA là cả một nghệ thuật! Bản thân mình cũng đang học tập và nghiên cứu thêm về cách viết CTA sao cho tự nhiên và gần gũi. Bạn có như vậy không? Nếu có, mình sẽ rất vui nếu chúng ta kết nối nhiều hơn tại facebook Nguyễn Phúc Thảo, cộng đồng học viết Content website, PR và Social Media để học hỏi lẫn nhau nhé./

CÓ THỂ BẠN CẦN NHỚ NHANH:.

  • Tạo cảm giác khẩn cấp: Sử dụng từ ngữ như “Hạn chót,” “Số lượng có hạn,” để thúc đẩy hành động ngay.
  • Cung cấp lợi ích rõ ràng: Chỉ ra lợi ích mà khách hàng nhận được khi họ thực hiện hành động.
  • Gắn kết chân thành: Kết nối với cảm xúc và nhu cầu của độc giả để thúc đẩy họ hành động.
  • Đưa ra gợi ý: Dẫn dắt độc giả với gợi ý hành động, tạo sự tư vấn và hỗ trợ.
  • Tạo đảm bảo và tin tưởng: Sử dụng từ ngữ liên quan đến “đảm bảo,” “bảo mật,” để tạo cảm giác yên tâm.
  • Khuyến khích phản hồi: Áp dụng các từ ngữ như “Bình luận,” “Chia sẻ ý kiến,” kết hợp với biểu tượng để kích thích hành động.

Picture of Thao Nguyen

Thao Nguyen

comments

Comments

related posts

Verified by MonsterInsights